Những nền tảng A.I đang được ưa chuộng trong nền công nghiệp âm nhạc

Trong thời đại công nghệ 4.0, A.I (Artificial Intelligence) hay trí tuệ nhân tạo, đã và đang là "mỏ vàng" được dày công nghiên cứu và đầu tư bởi tất cả các lĩnh vực, trong đó có nền công nghiệp âm nhạc. Tất cả những thông tin, nhu cầu, vân vân và mây mây, đều được lưu trữ trên nền tảng của trí tuệ nhân tạo (những thư viện âm thanh khổng lồ như Beatport, Spotify, Deezer,... hay những nền tảng mạng xã hội có sử dụng âm thanh như YouTube hay TikTok). 

Những nền tảng trí tuệ nhân tạo đang được ra đời với tốc độ chóng mặt, đồng thời cũng được cải tiến theo thời gian, và những người hưởng lợi chính là chúng ta, những nghệ sĩ, DJ, Producer, ca sĩ, vân vân và mây mây, đang làm việc trong nền công nghiệp âm nhạc với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Mọi nền tảng đều được sinh ra theo những cách khác nhau, với cách hoạt động cũng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như người sử dụng chúng. Tuy vậy, tất cả đều hướng đến việc tăng độ hiệu quả cũng như rút ngắn thời gian, và là một trong những công cụ bổ trợ cho công việc sản xuất âm nhạc. Trong ngày hôm nay, Hyper Shop sẽ mang đến cho các bạn danh sách những nền tảng trí tuệ nhân tạo đã và đang được sử dụng rất nhiều trong nền công nghiệp âm nhạc nhé! 


1. AMPER

Không có nhiều điều để tranh luận về việc Amper - một trong những nền tảng trí tuệ nhân tạo liên quan tới sáng tác âm nhạc lớn nhất - lại nằm trong danh sách này cả. Amper đã cung cấp dịch vụ tự-sáng-tác âm nhạc với sự hỗ trợ đắc lực đến từ trí tuệ nhân tạo trong vài năm vừa qua, và đã được một trong những ngôi sao truyền hình thực tế nổi tiếng là nữ diễn viên Taryn Southern sử dụng trong việc sản xuất ra album debut của cô mang tên "I AM I".

Amper mang đến cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ sử dụng, đồng thời hướng người dùng đến thẳng tới công việc họ đang hướng tới, đó chính là sản xuất âm nhạc. Người dùng có thể tìm kiếm những "mẩu" âm thanh royalty-free, hay thậm chí hợp tác với người dùng khác trên Amper và cùng nhau tạo ra những bản nhạc hoàn chỉnh thông qua những phần stems được chia sẻ trực tiếp trên kho âm thanh của nền tảng trí tuệ nhân tạo này.


2. AIVA

Tương tự như hầu hết các nền tảng hỗ trợ sản xuất âm nhạc (DAWs - Digital Audio Workstations), nhưng AIVA lại trở nên nổi bật khi được trang bị thêm trí tuệ nhân tạo. AIVA sử dụng những thuật toán tự-học để có thể tự nhận biết những nốt nhạc bị đặt sai vị trí hay tự động lập trình một chuỗi Drums dựa trên những phần cơ bản đã có sẵn.

Vì là một nền tảng hỗ trợ sản xuất âm nhạc độc lập, không như Amper là một nền tảng trí tuệ nhân tạo trực tuyến, AIVA sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho các Producer muốn được trực tiếp kiểm soát sản phẩm của mình thay vì bị phụ thuộc quá nhiều vào máy móc hay trí tuệ nhân tạo.


3. EVOKE MUSIC 

Evoke Music có lẽ là công cụ hỗ trợ sản xuất âm nhạc dựa trên sức mạnh của trí tuệ nhân tạo thuận tiện và dễ dùng nhất khi không yêu cầu người dùng phải có bất kì kiến thức cơ bản về âm nhạc. Evoke khác biệt so với các nền tảng trí tuệ nhân tạo khác khi bạn chỉ việc gõ vào công cụ tìm kiếm những từ khóa liên quan tới thứ bạn đang muốn làm, và Evoke sẽ tự động cho ra những kết quả phù hợp.


4. DEEPJAMS

Deepjams chỉ đơn giản là một "dự án" vô cùng thú vị đến từ UC Berkely, khi cung cấp cho người dùng một công cụ sáng tạo có thể sáng tạo những phân đoạn âm thanh mới dựa trên những nguyên liệu có sẵn. Với việc sử dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo vô cùng tân tiến, Deepjams có thể tạo ra những bản nhạc với số lượng vô hạn, cũng như cách mà đại danh họa Picasso đã làm với những bức họa của ông vậy.

Bạn đang xem: Những nền tảng A.I đang được ưa chuộng trong nền công nghiệp âm nhạc
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền: