-
- Tổng tiền thanh toán:
InMusic chính thức mua lại Stanton: Ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của thương vụ "động trời" này?
Trong tuần vừa qua, một thương vụ mua lại "siêu to khổng lồ" đã xảy ra trong nền công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử, đó chính là việc "gã khổng lồ" InMusic đã thành công trong việc thâu tóm Stanton (trước đó được sở hữu bởi nhà Gibson), một trong những công ty nổi tiếng với các sản phẩm phụ kiện liên quan tới các thiết bị chơi nhạc.
Trải qua vài thập kỉ phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền công nghiệp âm nhạc điện tử, chúng ta cũng có thể thấy được hàng loạt những công cuộc tái thiết cũng như "mua qua bán lại" giữa các đại gia trong ngành và những thương vụ "đổi chủ" về tay những InMusic, M-Audio, Rane, Denon DJ hay thậm chỉ cả Numark. Nhưng, tại sao, một tập đoàn vô cùng hùng mạnh vốn đã sở hữu một số lượng lớn các công ty cũng như thương hiệu con như InMusic lại đưa ra một quyết định vô cùng bất ngờ như vậy khi mua lại toàn bộ cổ phần của Stanton, hãy cùng Hyper Shop tìm hiểu ngay trong ngày hôm nay nhé!
SỰ TRỞ LẠI CỦA KIM ĐỌC ĐĨA (CARTRIDGE) NHÃN HIỆU STANTON!
Thành thực mà nói, khi nhắc tới cái tên Stanton, chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới hai điều: bàn xoay (turntables) và kim đọc đĩa (cartridge). Công ty này đã sản xuất kim đọc đĩa cho các loại bàn xoay trên thị trường trong suốt 50 năm, và mặc dù đã có những đối thủ cạnh tranh đang dần chiếm ưu thế, Stanton vẫn là một cái tên rất có sức nặng trên thị trường.
Phân khúc kim đọc đĩa thường có khá ít sự cạnh tranh trong quá khứ và đây là một trong những mặt hàng có giá trị lớn nhất trên thị trường thiết bị điện tử cho việc chơi nhạc. Với kinh nghiệm dạn dày trong lĩnh vực sản xuất số lượng lớn của InMusic, việc Stanton đổi chủ về tay của InMusic được đánh giá là một bước đi đúng đắn của cả đôi bên.
CHIẾC VL12 CUSTOM BIẾN MẤT VÀ SỰ TRỞ LẠI CỦA NHỮNG CHIẾC BÀN XOAY THƯƠNG HIỆU STANTON
Khi nhắc tới những chiếc bàn xoay đĩa "flagship", chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhắc tới Denon DJ hay Pioneer DJ - những "gã khổng lồ" trong ngành - như những sự lựa chọn hàng đầu, mà là những Audio Technica, Technics và Stanton. Mặc dù cả Denon DJ lẫn Pioneer DJ đều đã cho ra lò những mẫu bàn xoay trong các năm vừa qua, nhưng chất lượng của chúng vẫn không thể sánh bằng với những cái tên được kể ở trên.
Đây rõ ràng là một cơ hội "đúng người đúng thời điểm" dành cho Stanton khi về với đại gia đình InMusic. Stanton sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu cũng như không phải quá bận tâm về vấn dề tiền bạc để có thể tập trung tạo ra những mẫu bàn xoay chất lượng, mà trong đó có thể kể tới việc "tút tát" lại dòng sản phẩm VL12 đã biến mất trên thị trường của Denon DJ.
HỒI SINH DECKADANCE (HOẶC ÍT NHẤT LÀ NHỮNG CÔNG NGHỆ ĐẰNG SAU NÓ)
Có lẽ các bạn đọc ở đây thường biết đến Image-Line qua thương hiệu "quả xoài" nổi tiếng FL Studio khi đây là một trong những phần mềm hỗ trọ sản xuất âm nhạc (Digital Audio Workstation) nổi tiếng nhất trong giới Producer. Nhưng chắc hẳn sẽ không có nhiều người biết rằng, Image-Line cũng đã từng tạo ra một phần mềm hỗ trọ chơi nhạc chẳng kém gì những Serato, Traktor hay Rekordbox trong thời điểm hiện tại, đó chính là Deckadance. Với việc sở hữu hàng loạt FX ấn tượng (cùng khả năng host VST ngoài) và khả năng tùy chỉnh vô cùng thông mình, Deckadance vẫn là một sản phẩm có tiềm năng nhưng chưa bao giờ được tận dụng 100% khả năng bởi công ty mẹ Denon DJ.
và trong thời điểm hiện tại, khi Denon DJ đã hài lòng với sản phẩm con cưng là Engine, việc InMusic mua lại Stanton sẽ giúp họ có thể tiếp cận với những công nghệ đằng sau "con rơi" của Denon DJ là Deckadance. Mặc dù vậy, chúng ta cần phải đặt ra một câu hỏi rằng, liệu InMusic có thực sự cần một sản phẩm dành cho các DJ lỗi thời nữa không, khi họ đã có trong tay một Torq cũng cũ kĩ không kém khi họ quyết định mua lại M-Audio vào tháng 7, năm 2012.