HƯỚNG DẪN LIVESTREAM DJING #101 (PHIÊN BẢN COVID-19) CÙNG HYPER SHOP (PHẦN 2)

HƯỚNG DẪN LIVESTREAM DJING #101 (PHIÊN BẢN COVID-19) CÙNG HYPER SHOP (PHẦN 2)

Tác giả: Nguyen Manh Khoi - đăng vào 22:14 ngày 06.04.2020

Sau phần 1 hướng dẫn mọi người những setup cơ bản nhất trong công cuộc Livestream set nhạc của mình, Hyper Shop sẽ tiếp tục mang đến cho các bạn những lựa chọn cho nền tảng Stream hợp lí với điều kiện của các bạn nhất.


1. "ÔNG HOÀNG STREAMING" TWITCH!

Twitch.tv đã và đang nằm giữ thế thượng phong trong cuộc chiến các nền tảng Stream vốn rất căng thẳng với những kì phùng địch thủ như YouTube Gaming, Periscope hay Mixer. Với những điểm mạnh như khả năng Streaming vô cùng ổn định cũng như việc đã khẳng định được vị thế khi sở hữu lượng người dùng cũng như truy cập vô vùng khổng lồ cùng rất nhiều các Streamer nổi tiếng, Twitch.tv sẽ là lựa chọn đầu tiên dành cho các bạn DJ nếu muốn Livestream set nhạc của mình đồng thời không phải điều chỉnh quá nhiều khi bạn chỉ việc kết nối OBS (Open Broadcaster Software) - phần mềm giúp bạn có thể Stream đa nền tảng - với tài khoản Twitch.tv của bạn trước khi lên sóng là tada! Bạn đã có thể bắt đầu màn trình diễn của bạn được rồi đó!

Hình ảnh bài viết


2. "KẺ THÁCH THỨC" INSTAGRAM!

Cũng là một nền tảng sở hữu khả năng Livestream vô cùng "tín" và ổn định, tuy nhiên, Instagram lại chịu đứng dưới Twitch.tv một bậc vì chỉ có thể Stream từ chính phần mềm (trên iOS hoặc Android), không hề hỗ trợ Stream từ máy tính và thường xuyên bị quét bản quyền. Những phân đoạn Stream của bạn sẽ được lưu lại trên Instagram Story trong vòng 24 giờ sau khi Stream. Mặc dù vẫn tồn tại những điểm yếu cố hữu, Instagram lại có số lượng người truy cập thường xuyên là vô cùng "khủng", và buổi Livestream của bạn sẽ được hiển thị ngay ở đầu Story của mọi người.

Hình ảnh bài viết


3. FACEBOOK: NỖI ÁM ẢNH MANG TÊN "BẢN QUYỀN"

Đối với các DJ, FacebookInstagram là hai nền tảng được xây dựng song song, chính vì vậy lượng fan của họ sẽ xuất hiện trên cả hai nền tảng với số lượng vô cùng ổn định. Facebook Live lại sở hữu một thuật toán không hề kém cạnh so với Instagram Story với khả năng gửi các thông báo (Notification) tới những người dùng theo dõi bạn mỗi khi bạn đăng tải một thứ gì đó và lại hỗ trợ Stream bằng máy tính nữa chứ. Mặc dù vậy, vấn đề bản quyền vẫn luôn là một "vật cản vô hình" đã khiến không ít nghệ sĩ phải đắn đo trong việc lựa chọn nền tảng Stream. Với độ nhạy "quá đáng", Facebook sẽ ngay lập tức dừng buổi Stream của bạn khi phát hiện được dấu hiệu của việc vi phạm bản quyền (điều mà bạn không thể tránh khỏi khi đang biểu diễn, phải không nào?). Đây chính là điểm yếu chí mạng của Facebook và cũng khiến cho số lượng DJ chọn "vùng đất dữ" này làm nền tảng Livestream chính là không nhiều.

Hình ảnh bài viết


4. YOUTUBE: LÀNH ÍT, DỮ NHIỀU?

Được biết đến như mảnh ghép còn thiếu trong cặp bài trùng "Sát thủ bản quyền" cùng với Facebook, YouTube tuy sở hữu số lượng người dùng còn lớn hơn cả những Instagram, Twitter.tv hay cả Facebook, nhưng chỉ cần bạn kém may mắn, YouTube sẽ ngay lập tức xóa phần Livestream của bạn và thậm chí cho kênh của bạn ăn một "gậy" nữa. Không những thế, Streaming qua YouTube cũng gặp phải những hạn chế nhất định khi bạn phải đạt dược đủ những điều kiện vô cùng "khoai" như phải có tối thiểu 1,000 người đăng kí thì mới có thể Stream được trên điện thoại.

Hình ảnh bài viết


5. ZOOM: TƯỞNG KHÔNG HAY, LẠI HAY KHÔNG TƯỞNG!

Đối với nhiều bạn trẻ vẫn đang trong độ tuổi cắp sách dến trường tại Việt Nam, Zoom đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong vài tháng trở lại đây. Khi dịch COVID-19 bùng phát, học sinh sinh viên ba miền liên tiếp được nghỉ Tết dài, Bộ Giáo Dục cũng như các trường học đã tổ chức triển khai chương trình "Tạm dừng đến trường, không dừng học" với việc sử dụng phần mềm Zoom như một công cụ dạy học trực tuyến. Mặc dù vậy, cũng trong khoảng thời gian này, các DJ của chúng ta như tìm thấy một Twitch.tv thứ hai khi đã có rất nhiều party tại gia được Stream thông qua Zoom. Tuy chất lượng âm thanh sẽ không được đảm bảo như Twitch.tv hay Instagram, Zoom lại không hề có khả năng "quét" bản quyền và cho phép người dùng thu trực tiếp phần Livestream của mình để có thể tiếp tục đăng trên các nền tảng khác.

Hình ảnh bài viết

 

Trên đây là Top 5 những nền tảng đáng chú ý nhất để các bạn có thể lựa chọn nhằm có một buổi "bay phòng" cùng những người bạn một cách hoàn hảo nhất. Trong phần 3, cũng chính là phần cuối cùng trong series hướng dẫn Livestream này, Hyper Shop sẽ "mách nước" cho các bạn về cách bố trí góc quay cũng như làm thế nào để duy trì khả năng kết nối mạng một cách ổn định nhất nhé!

Viết bình luận
Bài viết liên quan
Làm thế nào để bảo quản thiết bị DJ của bạn?
02 01/2025

Làm thế nào để bảo quản thiết bị DJ của bạn?

Làm gì khi Mixset của bạn không có lượng nghe ?
06 07/2022

Làm gì khi Mixset của bạn không có lượng nghe ?

Những cách bảo vệ tai khi là DJ
24 06/2022

Những cách bảo vệ tai khi là DJ

Tự thiết kế khả năng hoạt động độc lập cho chiếc DDJ-400 tại gia!
03 01/2021

Tự thiết kế khả năng hoạt động độc lập cho chiếc DDJ-400 tại gia!

Bốn cách để có thể chuyển đổi thư viện âm thanh của bạn giữa các phần mềm hỗ trợ chơi nhạc khác nhau! (Phần 2)
14 08/2020

Bốn cách để có thể chuyển đổi thư viện âm thanh của bạn giữa các phần mềm hỗ trợ chơi nhạc khác nhau! (Phần 2)

Bốn cách để có thể chuyển đổi thư viện âm thanh của bạn giữa các phần mềm hỗ trợ chơi nhạc khác nhau! (Phần 1)
13 08/2020

Bốn cách để có thể chuyển đổi thư viện âm thanh của bạn giữa các phần mềm hỗ trợ chơi nhạc khác nhau! (Phần 1)

6 cách mà các DJ có thể làm trong mùa dịch để trở nên hoàn thiện hơn! (Phần 2)
02 08/2020

6 cách mà các DJ có thể làm trong mùa dịch để trở nên hoàn thiện hơn! (Phần 2)

6 cách mà các DJ có thể làm trong mùa dịch để trở nên hoàn thiện hơn! (Phần 1)
31 07/2020

6 cách mà các DJ có thể làm trong mùa dịch để trở nên hoàn thiện hơn! (Phần 1)

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần cuối)
11 05/2020

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần cuối)

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần 4)
11 05/2020

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần 4)

Hướng dẫn cách chơi nhạc chỉ với chiếc Laptop của mình cùng bản mở rộng mới của Serato mang tên "Serato Play"!
10 05/2020

Hướng dẫn cách chơi nhạc chỉ với chiếc Laptop của mình cùng bản mở rộng mới của Serato mang tên "Serato Play"!

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần 3)
07 05/2020

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần 3)

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần 2)
03 05/2020

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần 2)

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần 1)
25 04/2020

“Táy máy" cùng Rekordbox FX cùng Hyper Shop (Phần 1)

Thu âm và ghi hình chất lượng cao với ứng dụng "Dolby On"
16 04/2020

Thu âm và ghi hình chất lượng cao với ứng dụng "Dolby On"

HƯỚNG DẪN LIVESTREAM DJING #101 (PHIÊN BẢN COVID-19) CÙNG HYPER SHOP (PHẦN CUỐI)
07 04/2020

HƯỚNG DẪN LIVESTREAM DJING #101 (PHIÊN BẢN COVID-19) CÙNG HYPER SHOP (PHẦN CUỐI)

HƯỚNG DẪN LIVESTREAM DJING #101 (PHIÊN BẢN COVID-19) CÙNG HYPER SHOP (PHẦN 1)
04 04/2020

HƯỚNG DẪN LIVESTREAM DJING #101 (PHIÊN BẢN COVID-19) CÙNG HYPER SHOP (PHẦN 1)

"HÔ BIẾN" CHIẾC USB REKORDBOX/CDJ CỦA BẠN ĐỂ TƯƠNG THÍCH VỚI TRAKTOR, SERATO, DENON ENGINES VÀ ITUNES
31 03/2020

"HÔ BIẾN" CHIẾC USB REKORDBOX/CDJ CỦA BẠN ĐỂ TƯƠNG THÍCH VỚI TRAKTOR, SERATO, DENON ENGINES VÀ ITUNES

HƯỚNG DẪN TỰ CHẾ SPLIT CUE VỚI (HẦU HẾT) CÁC LOẠI MIXER TRÊN THỊ TRƯỜNG
10 02/2020

HƯỚNG DẪN TỰ CHẾ SPLIT CUE VỚI (HẦU HẾT) CÁC LOẠI MIXER TRÊN THỊ TRƯỜNG

Danh mục Blog
 - Free Ship
Giỏ hàng của bạn còn trống
Xem chi tiết giỏ hàng

Phí ship & thuế được tính ở Trang Thanh Toán

Thanh toán 0₫
Social Messenger Messenger Social Zalo Zalo

Chưa có sản phẩm trong danh sách yêu thích

Chưa có sản phẩm trong danh sách so sánh